Thẻ tín dụng ngân hàng nào rẻ nhất, ưu đãi nhất

724

Ngày nay, thẻ tín dụng quốc tế (Credit card) đang ngày càng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng hiện đại, nhất là những người thường có nhu cầu mua sắm online hay đi du lịch… Tuy nhiên lãi suất và các loại phí của thẻ này khiến cho nhiều khách hàng đang cảm thấy e ngại và băn khoăn khi lựa chọn.

Nhằm giúp người tiêu dùng có cái nhìn tổng quan và lực chọn được loại thẻ phù hợp nhất với mình, chúng tôi đã thực hiện khảo sát và so sánh về mức phí cũng như lãi suất giữa một số Ngân hàng phát hành tiêu biểu tại thị trường Việt Nam.

So sánh 13 thẻ tín dụng ngân hàng tốt nhất


  • Ngân hàng

  • Vietcombank
    Click để xem chi tiết phí, lãi suất, các loại thẻ, thủ tục làm thẻ tín dụng
  • Sacombank
    Click để xem chi tiết phí, lãi suất, các loại thẻ, thủ tục làm thẻ tín dụng
  • Eximbank
    Click để xem chi tiết phí, lãi suất, các loại thẻ, thủ tục làm thẻ tín dụng
  • ACB
    Usu nulla dissentias at asvini. Nam ei facer probatus.
  • Techcombank
    Usu nulla dissentias at asvini. Nam ei facer probatus.
  • Vietinbank
    Usu nulla dissentias at asvini. Nam ei facer probatus.
  • VIB
    Usu nulla dissentias at asvini. Nam ei facer probatus.
  • BIDV
    Usu nulla dissentias at asvini. Nam ei facer probatus.

  • Phí thường niên

    Đơn vị tính là nghìn đồng/năm
  • 100-800
  • 300-1000
  • 300-400
  • 300-500
  • 300-500
  • 90-1000
  • 200-400
  • 200-400
  • 350-1200
  • 350-1150
  • 880-1650
  • 275-880
  • 275-770

  • Lãi suất

    % / tháng
  • 1.33% – 1.66%
  • 2.15%
  • 1.5%
  • 2.15%
  • 2.58%
  • 1.5%
  • 2%
  • 1.37% - 1.5%
  • 2.16% - 2.6%
  • 2.65%
  • 2.15%
  • 1.25%-1.66%

  • Phí trả chậm

    %/trên số tiền thanh toán tối thiểu
  • 3%
  • 6%
    Tối thiểu 80.000đ / 1 lần trễ
  • 3%
    Tối thiểu 50.000đ/ 1 lần trễ
  • 3.95%
    Tối thiểu 50.000đ/ 1 lần trễ
  • 6%
    Tối thiểu 150.000 đồng / lần
  • 3% - 6%
    Tối thiểu 99.000đ/lần
  • 3%
    Tối thiểu 50.000đ / lần
  • 3%
    Tối thiểu 50.000đ/ lần
  • 4%
    Tối thiểu 80.000đ cho đến 630.000 / lần tùy loại
  • 4%
    Tối thiểu 200.000 / lần
  • 3%
    Tối thiểu 300.000đ - 2.000.000đ/ lần (tùy thẻ)
  • 6%
    Tối thiểu 100.000đ/ lần
  • 4%
    Tối thiểu 100.000đ/ lần

  • Phí rút tiền mặt

    % trên tổng giao dịch
  • 4%
    Tối thiểu 50.000 đồng / giao dịch
  • 6%
    Tối thiểu 60.000 đồng / giao dịch
  • 4%
    Tối thiểu 60.000đ/ 1 giao dịch
  • 4%
    Tối thiểu 60.000đ/ 1 giao dịch
  • 4%
    Tối thiểu 100.000đ/ giao dịch
  • 4%
    Tối thiểu 50.000đ/ giao dịch
  • 4%
    Tối thiểu 60.000đ/ giao dịch
  • 4%
    Tối thiểu 50.000đ/ giao dịch
  • 4%
    Tối thiểu 50.000đ/ giao dịch
  • 4%
    Tối thiểu 60.000đ/ giao dịch
  • 3%
    Tối thiểu 60.000đ/ giao dịch
  • 4.4%
    Tối thiểu 55.000đ/ giao dịch
  • 4%

  • Phí GD
    Ngoại tệ
    % trên tổng giao dịch
  • 2% - 2.5%
  • 2.5%
  • 2.7%
  • 3.7%
  • 3.49%
  • 2%
  • 2.5%
  • 2.1%
  • 2.5%-4%
  • 3%-3.5%
  • 4%
  • 3.3%
  • 1.2%-2.7%

Phí thường niên và phát hành

Cuộc khảo sát 8 ngân hàng tiêu biểu gồm ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần lớn và vừa, ngân hàng nước ngoài, cho thấy những chênh lệch lớn về phí thường niên mà từng ngân hàng đang áp dụng.

Thẻ tín dụng ngân hàng nào rẻ nhất, ưu đãi nhất

(*) : Đơn vị tính : VNĐ
(**) : Mức phí so sánh là phí thấp nhất của các Ngân hàng khảo sát.

Trong khi để khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ nhiều ngân hàng đã không ngần ngại miễn phí phát hành hoặc chỉ thu phí với các loại thẻ cao cấp thì có 1 số ngân hàng mức phí phát hành lại khá cao. Điển hình như Citibank mức phí phát hành thẻ từ 800.000 đồng/năm trong khi mức phí của Ngân hàng TMCP trong nước nếu có thu cũng dễ chịu hơn ở mức từ 299.000 đồng/năm như ACB hay 500,000 VNĐ đối với Thẻ hạng Platinum của Sacombank.
So sánh về phí thường niên cho thấy những Ngân hàng thương mại nhà nước dễ dàng cạnh tranh khi duy trì mức phí thường niên của Thẻ tín dụng chỉ ở mức từ 100,000 VNĐ/ Năm. Trong nhóm Ngân hàng TMCP, TPBank được đánh giá là Ngân hàng có mức phí thường niên khá thấp, chỉ từ 275.000 đồng/ năm.
Hầu hết các Ngân hàng nước ngoài đều có mức phí thường niên vào loại cao như HSBC, ANZ đều có phí từ 350.000 đồng/năm đối với Hạng thẻ tiêu chuẩn. CitiBank tuy miễn phí năm đầu nhưng từ năm thứ hai, các khách hàng phải đóng phí tới 880.000/năm. Đặc biệt, một số Ngân hàng nước ngoài có mức phí thường niên cho dòng thẻ cao cấp lên tới 1,500,000 VNĐ/ năm như CitiBank hay ANZ.

Lãi suất và dịch vụ

Đặc tính của thẻ Tín dụng cho phép khác hàng chi tiêu trước, trả sau, do vậy mối lo lắng hàng đầu thường là vấn đề lãi suất. Đối với mức lãi suất hàng năm, những tổ chức tài chính nước ngoài cũng được xếp vào hạng cao so với các ngân hàng nội địa. Cụ thể, mức lãi suất (%) hàng năm được HSBC, ANZ và CitiBank áp dụng lần lượt là từ 28%; 26% tương ứng với Hạng thẻ cao cấp nhất trong khi cùng hạng thẻ đó thì các ngân hàng trong nước có mức lãi tương đối cạnh tranh, như TPBank (16%);hay ViecomBank (16%)

Thẻ tín dụng ngân hàng nào rẻ nhất, ưu đãi nhất

(*) : Bảng lãi suất so sánh theo mức lãi suất của hạng Thẻ cao cấp nhất của các Ngân hàng.

Ngoài biểu phí và lãi suất thấp, các ngân hàng nội địa còn tỏ ra nhỉnh hơn hẳn so với các đối thủ nước ngoài với sự đa dạng về dịch vụ. Ông Đinh Văn Chiến (Giám đốc Khối Ngân hàng cá nhân – TPBank) cho biết: “Ngoài việc mang đến cho khách hàng dịch vụ thẻ Tín dụng với mức phí và lãi suất cạnh tranh, TPBank cũng phối hợp với các đối tác trong nước, liên kết với hơn 300 điểm cung cấp dịch vụ với mức ưu đãi hấp dẫn trong các ngành hàng như ẩm thực, du lịch, giáo dục – đào tạo, mua sắm v.v…khi khách hàng thanh toán qua thẻ tín dụng”
Đặc biệt hơn, tính năng ứng tiền từ thẻ tín dụng được TPBank phát triển với mức phí 2% (giảm 50% so với việc Khách hàng phải rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng tại ATM) cũng là điểm đáng chú ý của sản phẩm này trong việc hoàn thiện các tính năng và dịch vụ khách hàng.
Tuy nhiên, lợi thế của các ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ thẻ Tín dụng không chỉ dừng ở phí thường niên thấp, lãi suất cạnh tranh và đa dạng dịch vụ thanh toán, mà ưu thế về phí giao dịch ngoại tệ cũng là điểm cộng rất lớn cho các ngân hàng, nhất là trong thời kỳ hội nhập nhanh và mạnh mẽ của Việt Nam.
Theo khảo sát trên 8 ngân hàng về mức phí giao dịch ngoại tệ thì CitiBank và HSBC có mức cao nhất là 4% trên tổng số giao dịch, trong khi các ngân hàng trong nước như TPBank, ACB, Vietcombank chỉ từ 1% :

Thẻ tín dụng ngân hàng nào rẻ nhất, ưu đãi nhất

Chị Nguyễn Thị Thu Giang (Hà Nội) cho biết: “Vì đặc thù công việc hay phải đi công tác nước ngoài, bởi vậy tôi rất cần dịch vụ thẻ tín dụng có mức phí giao dịch ngoại tệ thấp để tiện mua sắm. Vì giao dịch với giá trị lớn nên mức phí giao dịch ngoại tệ 1% của TPBank khá dễ chịu khi so sánh với những ngân hàng khác”.
Đồng quan điểm với chị Giang, anh Trần Quý Hoài (TP.Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi thường hay mua sắm trực tuyến trên các trang nước ngoài nên việc lựa chọn dịch vụ có mức phí giao dịch ngoại tệ thấp là ưu tiên hàng đầu”.
Theo đại diện TPBank thì Thẻ VISA giờ đây là tấm giấy thông hành phổ biến để vào thế giới mua sắm, thanh toán toàn cầu, để là người tiêu dùng thông thái, bạn nên nghiên cứu kỹ các chính sách liên quan tới thẻ như phí, lãi suất, điểm giao dịch, cũng như các ưu đãi trong nước và nước ngoài trước khi trở thành khách hàng gắn bó.
(Theo Khám phá)

Rate this post
Để lại bình luận